GIAI ĐOẠN II (PHÁT HÀNH NĂM 1923 – 1939)
Đến năm 1923, nhà ngân hàng cho phát hành 8 loại giấy bạc có 5 mệnh giá là: 1$ (có 2 loại), 5$ (có 2 loại), 20$ (có 2 loại), 100$ (1 loại) và 500$ (1 loại). Trong 4 đợt từ năm 1923 đến năm 1939, Loại giấy bạc giai đoạn này khác loại trước với tên ngân hàng phát hành là: Banque de L’Indochine mà thời kỳ iếp nối giữa 2 loại giấy bạc là tờ 1 đồng với tên ngân hàng Banque de L’Indochine: Mặt sau có 3 thứ tiếng là Hán, Việt, Miên và dấu hiệu đồng bạc ($)
Các giấy bạc thuộc loại thứ 2 này: Mặt sau là lời răn đe của pháp luật (bằng tiếng Pháp) được ghi gọn hơn.Giá trị tờ bạc cũng được viết rõ bằng 3 thứ tiếng Việt, Hán, Miên.Trên tờ bạc có hình ảnh của đất nước Việt – Miên.
Đợt 1 (phát hành năm 1923 -1926)
Từ năm 1923 đến 1926, phát hành 3 loại giá tiền 1$, 5$, 100$ .Chữ ký gồm 2 chữ ký giống Giai đoạn 1 – kỳ 6 – Đợt 2:
ĐANG UP HÌNH
Loại giấy bạc giai đoạn này (5$, 20$, 100$) còn có tên gọi như giấy bạc “con công” (5$) vì trên tờ bạc có hình con công.Loại 20$ có tên gọi là giấy “bích qui” vì ngày xưa loại này bỏ vừa hộp bánh bích qui (biscuit), hiêu LU của Pháp.Loại 100$ thì gọi là “bộ lư” hoặc “giấy đỉnh” vì hình ảnh trên tờ tiền có hình bộ lư đồng bên cửa Nam Phượng môn ở Cố đô Huế.Loại này giới sưu tập gọi nhầm là tờ “Ngũ đỉnh“.Vì (theo tài liệu của Phạm Thăng) năm 1946, quân Pháp trở lại Đông Dương muốn làm lũng đoạn nền tài chính của nước nhà mới độc lập nên đã ra lệnh cho Đông Dương ngân hàng in gấp rút 1triệu tờ 100$ tại Calcutta (một tỉnh của Ấn Độ thuộc Pháp) để tung vào Việt Nam.Chính phủ phát hiện kịp thời và ra lệnh vô giá trị tờ bạc này, nếu tịch thu đựơc thì cho đóng dấu Ủy ban lên tờ bạc.Hình dáng và màu sắc của loại này thì không có gì đổi khác, chỉ có kích thước thì lớn hơn tờ bạc cũ 1mm (loại cũ là 146mm).Như vậy người sưu tầm phải có đủ 5 tờ mới gọi là đủ bộ.