French Indochina 5 Piastres năm 1920

  • Mã: DD000020

Giá bán: Liên Hệ

French Indochina 5 Piastres năm 1920 (Thời Pháp thuộc)

P-37 KM 20 Piastres
Khuôn khổ: 182mm x 93mm
Màu sắc: Màu tím trên nền kem cho cả hai mặt
Mặt trước: Tượng rắn thần Naga ở Angkor và bến tàu Sài Gòn
Mặt sau: Có chữ CAO MIÊN – LỤC TỈNH (Dùng cho miền Nam và Cao Miên)
Ghi chú: Có thể khác seri

Khuyến mãi

KHUYẾN MẠI ĐẶC BIỆT
* Giảm giá từ 10% - 30% nhân dịp khai trương Web
* Khách hàng được tặng thêm một tờ tiền may mắn
-> Chương trình áp dụng đến hết ngày 31/12/2019

- +
Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi
Giờ làm việc: 8h00-18h00 (Tất cả các ngày)

Địa chỉ mua hàng

Showroom 01 - 63 Ngô Gia Tự, long Biên, Hà Nội

GIAI ĐOẠN I – KỲ V (PHÁT HÀNH NĂM 1909 – 1925)
Năm 1909, Đông Dương ngân hàng (theo 4 sắc lệnh cũ) cho phát hành tại Sài Gòn và Hải Phòng 3 loại giấy bạc mới với giá trị là 5$, 20$100$ trong 4 đợt:
* Đợt 1 phát hành năm 1909, với 3 loại 5$, 20$100$.Loại phát hành cho Sài Gòn có màu xanh dương còn Hải Phòng có màu xanh lá cây đậm và nâu.Chữ ký gồm 3 người ký:
ĐANG UP HÌNH

* Đợt 2 phát hành năm 1910 đến năm 1919, cũng 3 loại trên.Chữ ký như sau:
ĐANG UP HÌNH

* Đợt 3 phát hành năm 1920 đến năm 1919, có 3 loại 5$, 20$100$.Nơi phát hành cùng ngày, tháng, năm được in luôn trên giấy bạc.Màu sắc được phân định rõ: xanh đậm cho Sài Gòn, xanh lá đậm và nâu cho Hải Phòng.Chữ ký đợt này có 2 loại.Một loại cho 5$, 100$ và 1 loại cho 20$.Loại 5$100$ có 2 chữ ký:
ĐANG UP HÌNH

Chữ ký trên tờ 20$ có sự thay đổi chữ L’ADMINISTRATEUR – DIRECTEUR được đổi thành LE DIRECTEUR

* Đợt 4 phát hành năm 1925, chỉ 1 loại 100$ riêng cho Hải Phòng,Hình dáng màu sắc như đợt 3.Loại này phát hành rất ít và thời gian ngắn vì phải thu hồi để phát hành loại 100$ mới (tờ Độc lư).Chữ ký cho đợt này:
ĐANG UP HÌNH

Loại tiền mới này thời gian đó người ta gọi như sau:
* Giấy 5$ có chữ NGŨ NGUYÊN nên người ta gọi là “giấy ngẫu
* Giấy 20$ có chữ Vingt nên người ta phiên âm là “giấy hoảnh
* Giấy 100$ được gọi là Một trăm thành thái vì nó có hình ảnh bà đầm choàng vai 1 ông quan Annammà người dân lầm tưởng là vua Thành thái nên mới gọi như vậy.Còn có người bảo tờ bạc được phát hành vào giai đoạn khi vua Thành Thái còn tại vị nên gọi như thế, thì thật sai lầm.Vì năm 1907 vua Thành Thái đã nhường ngôi cho con là thái tử Vĩnh San (vua Duy Tân) trong khi tờ bạc chỉ được phát hành đầu tiên từ năm 1909 đến năm 1925 thì không thể gọi là 100$ Thành thái mà nên gọi là 100$ Duy Tân mới đúng.Còn chân dung người đàn ông mặc áo gấm thì theo cuốn “Quê hương hoài niệm” của Bửu Diên – Hoành Oanh, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1999, là chân dung cụ Ưng Tôn (Hiệu là Thúc Thuyên) sinh năm 1877, đậu tú tài Hán học, con Hiệp Tá Đại Học Sĩ Hường Thiết và là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh lúc qua Pháp học về tài chính đã được ngân hàng Đông Dương chụp hình và cho khắc in vào giấy bạc.
Hình ảnh chân dung cụ Hưng Tôn:
ĐANG UP HÌNH

Đặt mua French Indochina 5 Piastres năm 1920