Lịch sử tiền tệ tại việt nam

Lịch sử tiền tệ tại việt nam

(trích tài liệu sưu khảo của Nguyễn Kỳ Nam – 1971) – Trong đây có sử dụng 1 vài hình ảnh minh họa sưu tầm trên mạng và hình ảnh trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Mai Ngọc Phát.
Sau khi biết qua nguyên lai tiền tệ trong XH từ hồi thượng cổ, giờ tới phần lịch sử tiền tệ tại Việt Nam qua các triều đại, từ lập quốc tới ngày nay.
Có tất cả 5 chế độ tiền tệ kế tiếp, được chia ra như sau:
* Chế độ tiền tệ trước thời Bắc thuộc
* Chế độ tiền tệ trong thời Bắc thuộc
* Chế độ tiền tệ quốc gia suốt 10 thế kỷ độc lập
* Chế độ tiền tệ dưới thời Pháp thuộc
* Sự phục hồi chủ quyền tiền tệ của quốc gia từ năm 1955
* Nhưng theo chúng tôi còn 1 chế độ tiền tệ “lệ thuộc vào đồng đôla” từ năm 1956 đến năm 1971.

Trước thời bắc thuộc

Trước thời bắc thuộc

Theo ông Nguyễn Bích Huệ thì trong thời kỳ này, tổ tiên của chúng ta hoàn toàn không biết đến tiền tệ, vì lẽ rất ít nhu cầu và có 1 nền kinh tế tự túc.Dần dần về sau, vì tiếp xúc với những sắc tộc tiến bộ hơn như sắc tộc Tây hay Thái, sắc tộc Mèo và Nhắng..v..v. người giao mới chỉ bắt đầu dùng xa cừ rồi dùng những chất phẩm để nhuộm làm tiền tệ thông dụng.Sử gia Tư Mã Thiên trong thiên sử ký đầu tiên của Trung Quốc cũng đã ghi chép như vậy.

Dưới thời bắc thuộc

Dưới thời bắc thuộc

Sau khi đất Giao Chỉ được sát nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà thì nước Nam Việt rơi vào vòng đô hộ của Trung Quốc.( nhà Hán năm 214 trước Thiên Chúa)
Sau Tần Thủy Hoàng cho đúc tiền bằng những thoi chỉ dài 5 bộ có lỗ ở 1 đầu để xỏ xâu lại với nhau.Dần dần về sau, những thoi chỉ này biến dạng và chỉ còn được lưu hành dưới hình thức những đồng tròn có lỗ vuông ở giữa ( hình tròn tiêu biểu cho Trời và lỗ vuông tiêu biểu cho Đất)
Những đồng tiền bằng chì được nhà Hán và nhà Đường cho đúc đi đúc lại nhiều lần.(Trường Viễn Đông Bắc Cổ của Pháp đã tìm thấy nhiều đồng tiền đời Hán Võ Đế và Vương Mạng trong các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa)
Dưới đời Đường, người tàu cho đúc tiền bằng đồng, nhỏ hơn nhưng lại dày hơn những đồng tiền đúc dưới đời Hán.Theo 2 cuốn Hán thư và Đường thư ( Histoire des Hans et des Tang) thì từ thế kỷ thứ I tới thế kỷ thứ 8 sau Thiên chúa, Trung quốc đã giao dịch về kinh tế và thương mại không những với các nước Á Đông như Nhựt Cao Ly, Ấn Độ mà còn cả với các quốc gia viễn Tây và để thanh toán nợ với ngoại quốc, các Hoàng đế Trung quốc đã cho đúc tiền vàng và tiền bạc.
Đồng thời tại kinh đô và 1 vài Hải cảng VN, tiền vàng và bạc ngoại quốc cũng lưu hành song song với tiền vàng và tiền bạc Trung Quốc.Những tiền ngoại quốc này được đúc bằng một hợp kim khí cứng hơn và bền hơn nên được dân chúng ưa chuộng hơn tiền quốc gia.
Nhiều đồng tiền vàng có hình hoàng đế Constantin đã được tìm thấy ở Óc – Eo, một hải cảng cũ của cựu đế quốc Khmer, nơi có những giao dịch thương mại với Đế quốc La Mã.Dường như đồng tiền vàng và bạc Trung quốc không được lưu hành trong nội địa Đế quốc mà chỉ dùng để thanh toán các nghiệp vụ với ngoại quốc, hay những nghiệp vụ quan trong hoặc dùng làm của trong các nhà Quý tộc và Phú gia.Nhưng đến nay, các nhà khảo cổ chỉ đào được những đồng tiền bằng chì và đồng, chứ tuyệt nhiên không tìm thấy những tiền Trung Quốc bằng quý kim.

Chủ quyền Quốc gia về tiền tệ Việt Nam trong 10 thế kỷ độc lập

Chủ quyền Quốc gia về tiền tệ Việt Nam trong 10 thế kỷ độc lập

Lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 6 sau Thiên chúa, mới xuất hiện một thứ tiền tệ thuần túy Việt Nam.
Vào năm 541 sau Thiên Chúa. Lý Nam Đế sau khi đánh đuổi được quân Tàu rồi bèn thay tiền Trung Quốc bằng những đồng tiền đúc bằng Đồng mang niên hiệu Thiên Đức.Vì Lý Nam Đế bị lật đổ ít lâu sau, nên chưa phát hành được nhiều tiền này và nay thì không còn tìm thấy dấu vết nữa.
Vả lại 60 năm sau, người Tàu tái đô hộ nước ta lại cấm lưu hành tiền Lý Nam Đế trong 4 thế kỷ.
Vào năm 931, gông cùm Trung Quốc lại bị bẻ gãy những phải đợi đến năm 968, tân quốc gia Việt Nam độc lập mới áp dụng một chế độ tiền tệ quốc gia lần thứ 2.Và cho tới thế kỷ thứ 2 Đồng đã được dùng để đúc tiền.
Tuy nhiên vào 1 vài thời kỳ, quốc gia Việt Nam kiệt quệ vì phải chiến đấu chống quân xâm lăng miền Bắc nên đã phải dùng những kim loại xấu hơn Đồng.
Vua Trần Minh Tôn đã bắt trước người Chàm dùng thiếc để đúc tiền và tiền Đồng cùng lưu hành trong nước.Sau khi anh hùng áo vải Lê Lợi thắng quân Minh thì lại dùng kẽm để đúc tiền và cũng từ đó, tiền thiếc biến mất dần, vua chúa Việt Nam không cho phép đúc tiền thiếc nữa vì loại kim khí này hiếm và đắt, phải nhập cảng từ Trung Quốc.
Mỗi vị vua thái tổ của 1 triều đại đều chú trọng đến việc phát hành một thứ tiền kim khí mới và cấm chỉ các thứ tiền cũ.
Do đó, những tiền đúc và lưu hành dưới đời Lý và Trần đã hầu như biến mất vì Lê Lợi sau khi thắng quân Minh đã cho thâu hồi hết các loại tiền cũ để thay thế bằng tiền mang niên hiệu triều đại nhà Lê: ” Thuận Thiên Thông Bảo”

Vua Lê Thánh Tôn phát hành nhiều tiền nhất

Vua Lê Thánh Tôn phát hành nhiều tiền nhất

Vua Lê Thánh Tôn, vị vua kế vị lừng lẫy vua Lê Lợi, cho phát hành nhiều tiền nhất, hàng chục triệu đồng tiền “Hồng Đức Thông Bảo” không những tràn ngập lãnh thổ nước Đại việt mà còn lưu hành cả trên những tỉnh mới lấy được của người Chàm (tỉnh Thuận Hóa); cho tới cuối đời nhà Lê (cuối thế kỷ 18) thì tiền “Hồng Đức” hết lưu hành.
Tới lúc Trịnh – Nguyễn phân tranh thì ngoài Bắc chúa Trịnh cho phát hành loại tiền lấy danh hiệu Cảnh Hưng.Khi Tây Sơn Nguyễn Huệ lên ngôi, tiền Hồng Đức và Cảnh Hưng bị thay thế bằng những đồng tiền “Thái Đức” “Quang Trung” và “Cảnh Thịnh”.

CẢNH HƯNG THÔNG BẢO , TRÙNG LUÂN MẶT TRƯỚC
[​IMG]

Thái Đức Thông Bảo
[​IMG]

Quang Trung Thông Bảo
– Lưng trơn
– Biên lòng máng
[​IMG]

Còn trong Nam,từ Thuận Hóa trở vào, chúa Nguyễn cho đúc đồng tiền “Thái Bình”.Về các sở đúc tiền dưới triều nhà Lê, tại mỗi tỉnh lỵ hay hay trấn đều có 1 sở đúc tiền, nhưng vì có nhiều lạm dụng và gian lận của các vị quan đầu tỉnh, Trịnh Doanh ra lệnh bãi bỏ các sở ấy và chỉ còn giữ lại có 2 sở đúc tiền tại Kinh Đô (Đông Kinh nay là Hanoi)
Năm 1776, sau khi lấy được Thuận hóa, chúa Trịnh lập nhà đúc tiền tại Phú Xuân và cho đúc 30.000 đồng tiền Cảnh Hưng.
Dưới đời nhà Lý, nhà Trần và nhà Lê, các vua chúa đã nhiều lần phát hành tiền bạc mỗi đồng nặng 1 lượng trị giá 10 đồng, mỗi đồng ăn 2 tiền.
Vì thiếu tiền lẻ bằng bạc, mỗi lượng bạc có thể được bẻ ra nhiều mảnh để tiêu dùng.Ngoài ra, cũng có cả tiền vàng từng thoi, nhưng rất ít lưu hành.Tiền vàng chỉ dùng để đóng thuế điền thổ đánh vào ruộng đất lớn của quý tộc, huế công quản đánh trên việc khai thác ruộng muối hay buôn bán thuốc phiện.Tiền vàng còn được dùng để tích trữ.

Tới tể tướng Hồ Quý Ly

Tới tể tướng Hồ Quý Ly

Điểm đáng chú ý nhất là tể tướng Hồ Quý Ly dưới đời vua cuối cùng nhà Trần đã cho phát hành giấy bạc như llọai tiền giấy ngày nay.
* Tờ 10 đồng mang hình cây rong biển
* Tờ 30 đồng mang hình con rùa
* Tờ 3 tiền mang hình con sư tử
* Tờ 5 tiền mang hình con đại bàng
* Tờ 1 quan mang hình con rồng
Người nào làm bạc giả sẽ bị tử hình. Các thứ tiền đồng đều bị thu hồi để làm súng đạn chống quân Tàu đang đe dọa xâm chiếm nước ta.Kẻ nào giấu diếm tiền đồng cũng bi tử hình.
Đối với tiền giấy, dân chúng không tin tưởng vì chưa thấu triệt được mục đích và lợi ích của nó và cũng vì kỹ thuật ấn loát và làm giấy còn thô sơ nên rất khó mà phân biệt được tiền thật với tiền giả.Do đó, tiền giấy biến mất sau sự sụp đổ của nhà Hồ và cuộc xâm lăng của Trung Quốc.

Tờ 1 quan mang hình con rồng

[​IMG]

Đời Gia Long – có tiền vàng

Vào đầu thế kỷ 19, Hoàng đế Gia Long, thái tổ nhà Nguyễn cho lưu hành tiền vàng và tiền bạc: Loại 1 Lượng, 100, 50, 40, 30 lượng; Loại 10 lượng hay nén.Loại 5 lượng hay nửa nén hay thoi, loại 1/2 lượng hay 1/2 dinh, loại 4/10, 3/10, 1/4 2/10, 1/10 lượng vàng hay bạc.
Giá tiền bằng bạc và tiền bằng vàng được ấn định riêng biệt, không có tỷ lệ tương quan đến nhau.Ngoại trừ 1 vài ngoại tệ, tiền vàng và tiền bạc đều là những thỏi hình hợp không có hình vẽ.
Chính phủ không giữ độc quyền đúc tiền bằng vàng, cũng không bó buộc phải theo 1 chuẩn độ tối thiểu (titre-minimum) đối với tiền vàng lưu hành giữa tư nhân.Nhưng chính phủ chỉ nhận những đồng tiền vàng nguyên chất (titre 1000 pour 1000 de lin)
Cùng lưu hành với tiền vàng và tiền bạc, có các dồng tiền đồng và kẽm dùng để trang trải những vụ thanh toán ít quan trọng.Đó là tiền đồng lưu hành ở Trung Kỳ, tiền kẽm ở Bắc thành Tổng Trấn và ở Gia Định tổng Trấn.
Đơn vị iền tệ là “quan tiền” giá trị bằng 1 xâu 600 đồng kẽm hay 100 đồng tiền đồng.Như vậy 1 đồng tiền đồng ăn 6 đồng tiền kẽm và cấm nhập cảng các đồng tiền ngoại quốc.
Trọng lượng của tiền đồng thay đổi theo triều đại đã đúc ra nó:
* Đồng tiền Gia Long đúc tại Hanoi năm 1814 nặng 3,775 grammes đồng

[​IMG]

* Đồng Đồng Khánh đúc ở Huế năm 1886 nặng 4,152 Grammes

[​IMG]

Trái lại, trọng lượng của các đồng tiền kẽm thì bằng nhau và bằng 2 Grammes 265 trừ ra 1 vài ngoại tệ.
Tiền đồng và tiền kẽm là 2 thứ tiền thông dụng, nhưng không có tương quan gì với tiền bằng bạc.Giá của các đồng tiền này được ấn định theo thời giá trên thị trường.Nhưng mà vua ấn định 1 hối suất giữa tiền đồng và tiền kẽm, lấy đồng làm bản vị thay vì vàng hay bạc, vì lẽ ấy, tiền đồng và tiền kẽm mới thực là thứ tiền lưu hành trong dân gian.Còn những nén vàng hay bạc chỉ là phương tiện tích của, của các quý tộc phú gia, hay phương tiện dự trữ của nhà vua.
(Sưu Tầm tin tức)

Last edited: 28/4/10

Tin Liên Quan